Vào năm 1987 tại Nga, các nhà khảo cổ thuộc đại học Chelyabinsk đã phát hiện ra một khu vực khảo cổ Arkraim tại Nam Urals. Nơi này được các nhà khảo cổ cho rằng đã có niên đại từ 2000 đến 3000 năm trước Công nguyên. Vậy điều gì khiến các chuyên gia lại cho rằng nơi này là Stonehenge của Nga.

Tại thời điểm khu vực khảo cổ Arkraim được xây dựng, các chuyên gia cho rằng nơi này có thể đã được xây dựng cùng thời điểm bãi đá cổ Stonehenge ở Vương quốc Anh được xây dựng.



Các chuyên giao đã phải mất nhiều năm để khảo cổ nơi này, nhiều khám phá quan trọng đóng góp rất lớn cho nền khảo cổ một trong số này chính là Arkraim đóng vai trò như một đài quan sát thiên văn thời Đồ đồng.




Stonehenge của Nga có diện tích lên đến 20,438m2, có 2 vòng cư dân được ngăn cách bởi một con phố, trong đó là một quảng trường trung tâm ở giữa. 

Ở tàn tích này họ có một hệ thống nước, mỏ, đồ kim loại, đồ gốm, tàn tích các khư vực nghi lễ…trong các ngôi nhà hình chữ nhật.


Tin liên quan

Liệu hiện thực về “người cá “ có thực sự thơ mộng như trong truyền thuyết


Ngoài ra họ còn tiết lộ về một ngôi mộ cổ tại Arkraim, thứ nằm trong ngôi mộ khiến các nhà khảo cổ kinh ngạc đó là một bộ hài cốt có hộp sọ kéo dài có hình dáng gần giống như quả trứng. Đây có thể là một bằng chứng quan trọng cho việc xác định tập tục của người dân sống ở nơi đây có tục lệ bó đầu trẻ em. Tập tục này khiến đầu bị dị dạng giống với người ngoài hành tinh.