Tại một cơ sở quân sự ở Maryland trong thời Chiến tranh Lạnh, các binh sĩ của quân đội Mỹ phải chịu những cuộc thử nghiệm nhiều loại vũ khí hóa học trên chính cơ thể họ.

Đức quốc xã đã phát triển một chất hóa học có thể giết người trong vài phút. Đó có tên gọi là sarin. Quân đội Mỹ đã bí mật thực hiện chuyện này trong suốt nhiều năm trên các binh sĩ trong hàng loạt thí nghiệm tuyệt mật ở cơ sở quân sự Edgewood Arsenal.



 Tại Edgewood, từ khoảng năm 1948 đến 1975, không chỉ có sarin mà nhiều chất nguy hiểm đang được quân đội Mỹ nghiên cứu để có thể được sử dụng trong chiến tranh hóa học. Điều này khiến 7.000 binh sĩ liên tục phải đối diện với hóa chất như hơi cay, chất mù tạt cùng vô số loại thuốc nguy hiểm.

Đối với quan điểm của quân đội Mỹ, an ninh quốc gia đang rất cần sự có mặt của các thí nghiệm tại Edgewood. Khi cuộc Chiến tranh Lạnh đang diễn ra căng thẳng, quân đội sẽ tự nhìn nhận hóa chất nào có ảnh hưởng tiêu cực cho binh sĩ và cũng muốn phát triển vũ khí hóa học để tấn công đối phương.

Vì vậy, lính tình nguyện là đối tượng thử nghiệm trong các thí nghiệm với vũ khí hóa học. Họ muốn biết con người sẽ bị tác động như thế nào nếu tiếp xúc với chúng. Cùng lúc đó, họ sẽ kiểm tra thêm cả đồ bảo hộ, dược phẩm và vaccine. Các nhà khoa học phát xít Đức cho thêm lời khuyên để phát triển các thí nghiệm.

Những người lính còn phải dùng thuốc gây ảo giác LSD và PCP (phencyclidine). Còn các tình guyện viên phải thử những loại thuốc chứa các chất nguy hiểm như sarin hay chất độc tâm thần BZ.

Những tình nguyện viên sẽ bị nhỏ hóa chất lên cánh tay của mình. Còn những người khác sẽ phải uống các loại thuốc mà họ không biết rõ thông tin. Hậu quả là có những người này có thể bị mù tạm thời hoặc cố gắng tự làm hại mình, xuất hiện ảo giác, thậm chí phải nhập viện.



L. Wilson Greene, giám đốc khoa học tại Edgewood, cho biết những phản ứng nổi bật là "co giật, choáng váng, sợ hãi, hoảng loạn, ảo giác, đau nửa đầu, mê sảng, trầm cảm cực độ, cảm giác tuyệt vọng, thiếu chủ động làm ngay cả những việc đơn giản, muốn tự tử".

Nhưng sarin vẫn là loại hóa chất nguy hiểm nhất mà quân đội Mỹ đưa vào thử nghiệm. Chỉ trong vòng 1 năm, bệnh viện đã tiếp nhận tới 7 kỹ thuật viên vô tình tiếp xúc với hóa chất. Con chim nào vô tình bay qua ống khói của phòng hơi sau thử nghiệm sarin lập tức không còn sự sống. Họ vào viện với tình trạng co giật, nôn mửa và khó thở.

Bác sĩ tâm thần James Ketchum đã gia nhập Edgewood vào những năm 1960. Người này có biệt danh là  "Bác sĩ Mê sảng" đứng đầu các cuộc thử nghiệm thuốc làm thay đổi tâm trí với tư cách "lãnh đạo ban nghiên cứu hóa học tâm lý".

Tạp chí New Yorker dẫn lời ông nói khi luôn bảo vệ những thí nghiệm của mình: "Chúng ta lúc bấy giờ đối đầu rất căng thẳng với Liên Xô và có thông tin rằng họ đang mua một lượng lớn thuốc gây ảo giác LSD, có thể để sử dụng cho mục đích quân sự". 


Tin liên quan 

Độ sâu kỉ lục của những con tàu đắm được con người phát hiện 


Greene đưa ra ý kiến rằng chiến tranh hóa học có thể dẫn đến ít thương vong hơn trên chiến trường. Năm 1949, Greene viết: "Xuyên suốt lịch sử được ghi lại, các cuộc chiến tranh luôn tràn ngập cái chết, tình cảnh khốn khổ và thiệt hại về tài sản. Mỗi cuộc xung đột lớn về sau đều thảm khốc hơn cuộc xung đột trước đó". "Tôi tin rằng bằng các kỹ thuật chiến tranh tâm lý, chúng ta có thể đánh bại kẻ thù mà không cần hủy hoại tài sản hay giết hại quá nhiều người".

 Các cựu binh từng trải qua quãng thời gian ở Edgewood cho biết: "Họ nói với tôi rằng mọi thứ chỉ như bạn uống thuốc aspirin mà thôi". Kết quả vẫn là ông đã cố tự tử rất nhiều lần vì các cuộc thử nghiệm này. 

Nick Brigden, đạo diễn bộ phim tài liệu Bác sĩ Mê sảng và Thí nghiệm Edgewood, người đã phỏng vấn hàng loạt cựu binh, cho biết: "Họ được thông báo rằng sẽ tham gia thử nghiệm thiết bị quân sự, họ không được nghe thông tin về bất kỳ loại thuốc nào". "Sau khi đến Edgewood, họ bị đe dọa đưa ra tòa án binh nếu không tham gia".

Năm 1961, tình nguyện viên John Ross vô tình nghe được các bác sĩ nói rằng đây là hóa chất gây chết người. "Tôi bắt đầu lên cơn co giật, nôn mửa", ông kể lại với tạp chí New Yorker. Một người đứng cạnh tôi nói 'chúng tôi đã cho cậu ta tiếp xúc hơi nhiều'. Tôi bắt đầu hoảng sợ. Tôi nghĩ mình sắp chết".

Dù Ross may mắn giữ được mạng sống nhưng ông luôn bị trầm cảm và mất ngủ trong nhiều năm. Một bác sĩ nói với New Yorker: "Việc họ được phép làm điều đó mà không cho người ta biết họ đang làm gì là điều rất, rất đáng sợ",  "Hoàn toàn phi nhân tính, phi đạo đức".

Năm 1975, quốc hội mở cuộc điều tra, khi đó các thí nghiệm trên người tại Edgewood phải dừng hoạt động. Việc chương trình nhiều lần không được các tình nguyện viên chấp thuận cũng được vạch ra.

Không ít người phải chịu đựng tác động và cả chứng trầm cảm hay rối loạn hệ thần kinh suốt nhiều thập kỷ. Một cựu binh đã viết cho bác sĩ Ketchum: "Tôi cần biết mọi thứ đã xảy ra với mình vì điều đó có thể mang lại cho tôi chút bình yên và ít cơn ác mộng hơn". Đặc biệt, bác sĩ Ketchum nhận được không ít bức thư có nọi dung trên.

Năm 2009,  quân đội, Bộ Quốc phòng và Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) bị một nhóm cựu tình nguyện viên đâm đơn kiện. Họ không cần bồi thường, cái họ muốn chỉ là loại thuốc năm đó họ phải dùng là gì. Họ không muốn phải giữ bí mật như cam kết và được tiếp cận các quyền lợi y tế từ Bộ Cựu chiến binh. 

Năm 2013, một tòa án liên bang đã ra phán quyết đứng về phía các cựu binh. Năm 2015, một phán quyết được đưa ra yêu cầu quân đội có trách nhiệm cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho những cựu binh liên quan đến các thí nghiệm.