Ở thôn Cầu Lốc, xã Nam Quan (huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn) có một ngôi mộ rất lạ. Hễ ai đi qua ngôi mộ này cũng vứt đá hoặc nắm đất lên ngôi mộ 


Nằm ở lưng chừng núi Kéo Cụt, thôn Cầu Lốc, ngôi mộ đặc biệt này được người dân gọi là mộ đá, thờ cúng rất cẩn thận. Ngôi mộ này trông chỉ như một ụ đất đá cao bất thường, xung quanh và phía trên mộ có rất nhiều hòn đá đủ loại do người đi đường ném lên. Tuy nằm ngay ven một con đường mòn, thế nhưng theo người dân địa phương, mộ đá này nằm ở vị trí đắc địa, nơi tận cùng của đất. Bởi theo tiếng Tày địa phương, Kéo Cụt có nghĩa là điểm cuối cùng.


Mộ được đặt ở vị trí đặc biệt nên người dân bản địa cho rằng ngôi mộ rất linh thiêng. Người dân còn quan niệm, chỉ những vị thần khi chết mới được chôn ở những chỗ như vậy. Từ quan niệm này, người dân đã đặt ngôi miếu thổ công cạnh ngôi mộ để tiện bề nhang khói.


Ông Hùng - một cao niên sống dưới chân núi Kéo Cụt cho biết: Vào mùng 1 hoặc ngày rằm, dân trong làng thường sắm lễ như hoa quả, bánh kẹo, vàng tiền rồi mang lên núi thắp hương, cầu khấn. Mọi người đặt lễ ở cả miếu thờ thần thổ công và cả mộ đá. Người làng có nguyện ước gì đều chắp tay xin được “thần” ban phát may mắn.


Trưởng thôn Cầu Lốc

Tin liên quan

Vụ án Lệ Chi Viên bí ấn nhất trong lịch sử các triều đại Việt Nam


Cũng theo ông Hùng, ngôi mộ này đã có từ lâu nhưng không ai biết cụ thể mộ có từ khi nào. Chỉ biết rằng, người ở địa phương từ đời này sang đời khác truyền cho con cháu họ về phong tục ném đá lên mộ. Hễ ai đi qua ngôi mộ này cũng phải vứt đá hoặc vứt nắm đất lên ngôi mộ, rồi thành thói quen mà người địa phương đi qua ai cũng thực hiện. Đây là nghi lễ bắt buộc khi đi ngang qua đây. “Nếu không ném đá hoặc đất lên mộ sẽ gặp điềm ác, còn ném như vậy sẽ gặp điềm lành nên ai cũng làm vậy” - ông Hùng giải thích.


Đi tìm lời giải đáp


Mộ đá có vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh người dân địa phương nên những ngày trọng đại của gia đình như lễ tết, hội hè; ngày hiếu, hỷ… người dân thường dâng một mâm cỗ lên mộ để thông báo, tạ ơn và cầu may mắn.


Bà Biện bộc bạch, người dân ở đây như bà coi mộ đá Kéo Cụt như vị thần cai quản vùng đất này. Bất cứ ai trong làng đi làm ăn xa hoặc chuyển đến nơi khác sinh sống đều phải thông báo với mộ đá.


“Đầu năm 1979 đến năm 1980, hàng loạt người dân địa phương rủ nhau vào Nam lập nghiệp. Thế nhưng, trước khi gồng gánh ra đi, mỗi người đều đến ngôi mộ ném vào một viên đá nhỏ và thắp nén hương trầm, chắp tay cầu nguyện. Rồi đoàn người lặng lẽ lên những chuyến xe tốc hành vào Nam. Sau này, một số người dân trở về quê cũ khi đã làm ăn thịnh vượng, việc đầu tiên họ làm là đến bên mộ đá thắp nén nhang thơm, thông báo ngày về và cầu xin may mắn”, bà Biện kể lại.


Người dân bên ngôi mộ đá


Tin liên quan

Khu rừng già bí ẩn giữa miền trung Việt Nam chứa đựng huyền cơ khó lý giải


Sau khi tìm hiểu khắp nơi để hỏi những thông tin về ngôi mộ, rốt cuộc thì cũng tìm được lời giải đáp. Người dân cho biết, người nằm dưới mộ là một phụ nữ có công khai hoang vùng đất Cầu Lốc. Sau khi bà chết, dân làng đưa bà lên núi chôn và coi bà như vị thần có công khai hoang lập ấp, phong bà làm thần. Chính họ đã dặn dò con cháu của họ phải chú ý nhang khói, tỏ lòng biết ơn.


Tục lệ ném đất đá lên mộ cũng không mang hàm ý xúc phạm mà bày tỏ lòng quan tâm, mến mộ của hậu thế. Ném đất đá lên như vậy với ý nghĩa vun vén, xây dựng mộ thêm phần cao lớn, vững chắc.